DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ
THỪA CÂN BÉO PHÌ LÀ GÌ?
Thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ bất thường hoặc quá mức tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Sự tích lũy mỡ này là do năng lượng nhập vào lớn hơn năng lượng tiêu hao.
Có nhiều nguyên nhân gây thừa cân béo phì:
Chế độ ăn, thói quen ăn uống (ăn đêm, bỏ ăn sáng, cuồng ăn, ăn vô độ…) gây thừa năng lượng và mất cân đối tỉ lệ các chất dinh dưỡng
Lối sống thụ động
Các yếu tố khác có liên quan: di truyền từ cha mẹ, bệnh nội tiết, sử dụng thuốc, stress…
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT THỪA CÂN BÉO PHÌ?
-Chẩn đoán thừa cân, béo phì thông qua chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI)
BMI (kg/m 2 ) = Cân nặng (kg)/Chiều cao2 (m2)
Phân loại tình trạng thừa cân béo phì cho người Châu Á
BMI: 23.0 – 24.9: thừa cân
BMI: 25.0 – 29.9: béo phì độ I
BMI ≥ 30.0: béo phì độ II
-Béo bụng (béo phì dạng nam, béo phì dạng quá táo, béo phì trung tâm): mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng
Đánh giá béo bụng dựa trên vòng eo:
≥ 90 cm ở nam
≥ 80 cm ở nữ
HẬU QUẢ CỦA TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ RA SAO?
Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở người lớn: bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, hội chứng ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, thoái hóa khớp, ung thư…
Ở trẻ em: tăng nguy cơ dậy thì sớm, ảnh hưởng phát triển chiều cao, tăng tỉ lệ mắc các bệnh
mạn tính khi trưởng thành…
Hậu quả về mặt tâm lý: tự ti, mặc cảm, trầm cảm, ngại giao tiếp tham gia các hoạt động xã hội…
CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
Điều trị kết hợp nhiều phương pháp: Dinh dưỡng, tập luyện, thuốc, phẫu thuật, tư vấn tâm lý thay đổi hành vi…
Nguyên tắc “vàng” trong điều trị thừa cân béo phì là giảm năng lượng nhập vào, tăng năng lượng tiêu hao, dẫn đến thâm hụt năng lượng sẽ giúp giảm cân
Mục tiêu và kế hoạch giảm cân phù hợp sẽ giúp giảm 5% – 15% cân nặng trong vòng 3 – 6 tháng và duy trì hiệu quả giảm cân lâu dài, tránh tăng cân trở lại.
LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Không nên
Ăn uống thừa năng lượng
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo có hại cho sức khỏe như: thịt mỡ, da, nội tạng..
Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh (khoai tây chiên, hamburger, pizza, bánh ngọt…).
Dùng đồ uống có đường, có ga như nước ngọt, nước trái cây đóng lon, bia rượu…
Nên
Áp dụng chế độ ăn kiêng giảm năng lượng bằng cách ăn ít hơn khẩu phần hàng ngày
Tăng lượng trái cây và rau củ để cung cấp chất xơ, vitamin,khoáng chất và giúp mau no, no lâu.
Sử dụng chất béo có lợi cho sức khỏe (chứa các acid béo không bão hòa) từ trái cây (trái bơ), dầu thực vật, các loại hạt, cá biển…
Uống đủ nước
Các kiểu chế độ ăn kiêng giảm cân:
(1) Chế độ ăn giảm năng lượng: giảm 500kcal/ngày so với mức năng lượng nhập vào trước đó
(2) Chế độ ăn thấp năng lượng (Low Calorie Diet): cung cấp khoảng 800–1200 kcal/ngày
(3) Chế độ ăn rất thấp năng lượng (Very Low Calorie Diet): cung cấp < 800 kcal/ngày
(4) Chế độ ăn Địa Trung Hải. Trong khẩu phần ăn sẽ tăng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau củ, trái cây, cá biển, trứng, chất béo giàu omega 9, dầu ô liu, quả bơ, ngũ cốc thô. Hạn chế nhóm thực phẩm ngũ cốc tinh chế, thịt chế biến sẵn và chất béo không tốt…
(5) Chế độ ăn ít chất bột đường (Low Carbohydrate Diet). Hạn chế lượng tinh bột trong khẩu phần bằng cách giảm các loại thực phẩm nhóm ngũ cốc như cơm, bánh mì, khoai củ, đường, bánh kẹo…
(6) Chế độ ăn ít chất béo (Low Fat Diet). hạn chế tối đa chất béo đưa vào cơ thể, đặc biệt là các chất béo không tốt.
Khi áp dụng chế độ ăn giảm chất béo hay giảm tinh bột cần phải tăng lượng protein (đạm) trong khẩu phần giúp người muốn giảm cân có thể giảm được mỡ nhưng duy trì được khối cơ.
(7) Nhịn ăn gián đoạn: Là biện pháp giảm cân bằng cách chỉ tiêu thụ thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày (Ví dụ: chế độ ăn 16:8, khi đó, 8 giờ tiêu thụ các bữa ăn và nhịn trong 16 giờ còn lại trong ngày. Trong 8 giờ tiêu thụ thức ăn nên hạn chế các các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều đường và chất béo.
(6) Sử dụng các sản phẩm bữa ăn thay thế (giàu đam,ít béo, ít tinh bột, đủ vitamin, khoáng chất): thay cho bữa ăn chính hoặc phụ để giúp dễ kiểm soát và giảm giảm năng lượng nạp vào cơ thể.
Ví dụ các bữa ăn thay thế: súp cua, sà lách trộn, các sản phẩm dinh dưỡng y học (sữa/súp)…
Có thể sử dụng thêm thức uống giàu chất xơ giúp hỗ trợ giảm cảm giác đói và cung cấp thêm
(7) Khác:
– Chất xơ cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: hạt é, hạt chia, mủ trôm, sương sâm, sương sáo, rau câu, nha đam…
– Men vi sinh giúp ruột tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa thức ăn hiệu quả hơn. Một số lợi khuẩn hoạt động bằng cách kiểm soát sự thèm ăn, ức chế quá trình dự trữ chất béo.