Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

Trưởng khoa: BS. CKI Đặng Công Hân 

Nhân sự: Tổng số nhân sự: 45. Trong đó

Ban lãnh đạo khoa: 04

• Trưởng khoa (BS CKI)

• Điều dưỡng Trưởng (CN. Điều dưỡng)

• Tổ trưởng Tổ giám sát (Thạc sĩ)

• Tổ trưởng Tổ Dụng cụ: Dược sĩ trung cấp

Tổ Giám sát: 06 người  (01 Thạc sĩ; 05 Cử nhân)

Đơn vị Tiệt khuẩn trung tâm: 22 người 

• Nhóm Dụng cụ: 07 ĐD trung cấp; 01 ĐD cao đẳng; 01 Dược sĩ trung cấp

• Nhóm Đồ vải: 07 (06 Y công; 01 ĐDTC)

• Nhóm lò hấp:  06 Y công

- Kho: 01 người (DS Trung cấp)

- Tổ may giặt: 12 người (Y công)

Khả năng chuyên môn của khoa/phòng:

- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai áp dụng những chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn toàn bệnh viện. Phản hồi các thông tin về chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn từ hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đến các khoa phòng.

Nhiệm vụ khoa:

1. Tổ Giám sát:

- Tiến hành kiểm tra giám sát hàng ngày tại các khoa phòng về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện:

+ Tuân thủ vệ sinh tay

+ Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn

+ Công tác vệ sinh môi trường

+ Công tác xử lý, thu gom và vận chuyển đồ vải

+ Công tác xử lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn

+ Công tác xử lý, bảo quản dụng cụ y tế

+ Các công tác khác theo sự phân công của bệnh viện

- Tiến hành giám sát hàng ngày ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện; tác nhân gây bệnh và đề kháng kháng sinh

- Đánh giá ô nhiễm vi sinh môi trường (bề mặt, không khí, nước) và dụng cụ y tế 

- Kiểm tra và giám sát các hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải.

- Phản hồi, tư vấn khoa phòng về kết quả công tác giám sát hàng ngày, tháng, năm

- Tổ chức các khóa huấn luyện cơ bản (KSNK 5 ngày) và nâng cao kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài bệnh viện

- Xây dựng, hướng dẫn các quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

- Quản lý máy và phun sương khử khuẩn bề mặt môi trường trong toàn bệnh viện

- Xử lý số liệu, phân tích và báo cáo công tác giám sát thường quy và đột xuất

- Nghiên cứu khoa học

- Điều phối hoạt động Mạng lưới KSNK và tham gia họp Hội đồng KSNK

2. Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm: 

- Xử lý dụng cụ, đồ vải tái sử dụng sau khi sử dụng trên người bệnh (bộ dụng cụ chăm sóc hàng ngày, tiểu phẫu, thủ thuật, nội soi, phẫu thuật) đúng theo quy trình KSNK của Bộ Y tế.

+ Khử khuẩn mức độ cao

+ Tiệt khuẩn dụng cụ chịu nhiệt

+ Tiệt khuẩn dụng cụ nhiệt độ thấp

- Thực hiện đánh giá chất lượng hóa chất và lò hấp trước khi thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ

- Giám sát chặt chẽ chất lượng tiệt khuẩn thông qua các chỉ số: hóa học, sinh học, vật lý

3. Tổ may giặt: 

- Cung cấp đồ vải sạch cho toàn bệnh viện (giặt, sấy, ủi)

- Thực hiện sửa chữa đồ vải trong tiêu chuẩn đồ vải còn sử dụng được

Các kỹ thuật chuyên môn thực hiện được hiện nay:

Khoa KSNK nắm vững nội dung và thành thạo trong thực hành kỹ thuật chuyên môn:

- Tiệt khuẩn dụng cụ nhiệt độ thấp (Sterrad)

- Tiệt khuẩn dụng cụ chịu nhiệt (nhiệt độ cao)

- Khử khuẩn mức độ cao dụng cụ hỗ trợ hô hấp

- Tiệt khuẩn dụng phẫu thuật nội soi

- Tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật Aesculap

- Tiệt khuẩn dụng cụ nội soi chẩn đoán

Định hướng tương lai:

- Áp dụng chương trình giám sát can thiệp để làm giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Theo dõi nhiễm khuẩn bệnh viện chủ động, cập nhật hàng ngày qua mạng vi tính và  đến từng khoa, phòng trong bệnh viện.

- Có đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng các thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Xây dựng mô hình Đơn vị Tiệt khuẩn Trung tâm đạt chuẩn trong khu vực, tiến tới đăng ký bệnh viện mẫu với Bộ y tế.

- Cập nhật nhiều kỹ thuật tiên tiến và triển khai các ứng dụng mới trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ vi phẫu thuật, dụng cụ nội soi.

- Quản lý dụng cụ đã tiệt khuẩn bằng phần mềm.

Thành tích chung nổi bật của khoa:

- Đã được Sở Y tế cấp mã số đào tạo chuyên môn “Kiểm soát nhiễm khuẩn 5 ngày”. Thực hiện đào tạo cấp chứng chỉ Kiểm soát nhiễm khuẩn 5 ngày cho các nhân viên y tế trong và ngoài bệnh viện. 

- Đội ngũ nhân viên cùng với cơ sở vật chất hạ tầng được bệnh viện đầu tư đã giúp khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn ngày càng phát triển, là một trong số ít các khoa đạt danh hiệu “Tập thể khoa xuất sắc” nhiều năm liền.

- Có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành và phát triển bệnh viện, là một trong ít khoa, phòng của bệnh viện khoa hoàn thành xuất sắc khi đạt 5/5 tất cả các mục trong bộ tiêu chí kiểm tra chất lượng bệnh viện do Bộ y tế ban hành.

- Công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ - đồ vải: 

• Cung ứng tất cả dụng cụ, đồ vải sử dụng trong thăm khám, chăm sóc và điều trị bệnh nhân hàng ngày và được giám sát chặt chẽ chất lượng tiệt khuẩn bằng các test kiểm soát chất lượng chuyên dụng.

• Đảm bảo tất cả dụng cụ sử dụng trong thủ thuật, phẫu thuật, nội soi chẩn đoán, phẫu thuật nội soi trên người bệnh được tiệt khuẩn, tránh nhiễm trùng cơ hội từ dụng cụ y tế, giúp người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị với các kỹ thuật cao tại bệnh viện.

- Công tác giám sát:

• Đội ngũ chuyên viên giám sát được đào tạo chuyên sâu về giám sát thực hành KSNK bệnh viện. Triển khai, áp dụng các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ y tế, WHO trong thực hành lâm sàng, bảng kiểm giám sát tuân thủ.

• Hàng ngày, chuyên viên giám sát thực hành KSNK tại tất cả các khoa phòng bệnh viện trên tất cả đối tượng như NVYT, nhân viên VSCN, … (Tuân thủ vệ sinh tay; Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn; Công tác vệ sinh môi trường; Công tác xử lý, thu gom và vận chuyển đồ vải; Công tác xử lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn; Công tác xử lý, bảo quản dụng cụ y tế) nhằm đảm bảo kiểm soát tác nhân và ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện – nhiễm khuẩn đa kháng.

• Các nội dung giám sát chưa đạt, chuyên viên giám sát trực tiếp phản hồi đối tượng được giám sát. Tổng hợp các nội dung còn tồn tại phản hồi về ban lãnh đạo khoa phòng giám sát. Chuyên viên và Tổ giám sát đề xuất các giải pháp khắc phục và phối hợp khoa phòng giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Chính vì thế, tình hình mắc mới ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện – nhiễm khuẩn đa kháng có xu hướng giảm và duy trì ở mức ổn định (dịch lưu hành)

+ Giảm tỷ lệ mắc mới nhiễm khuẩn bệnh viện theo số ca bệnh nằm viện 

+ Giảm tần suất mắc mới nhiễm khuẩn bệnh theo số ngày nằm viện

+ Giảm tần suất mắc mới nhiễm khuẩn bệnh viện theo yếu tố nguy cơ (Viêm phổi thở máy, Nhiễm khuẩn niệu liên quan đến sonde tiểu; Nhiễm khuẩn huyết liên quan catheter trung tâm) theo số ngày đặt thủ thuật.

+ Giảm nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn đa kháng, đặc biệt tại các khoa trọng điểm tại bệnh viện. 

• Thực hành giám sát ô nhiễm vi sinh môi trường toàn bệnh viện hàng quý nhằm đánh giá khách quan công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.


Tin nổi bật

Tìm bác sĩ

Video