Khoa Dinh Dưỡng
I. LỜI MỞ ĐẦU
– Khoa Dinh dưỡng – thuộc khối lâm sàng Bệnh viện Nhân dân Gia Định được thành lập từ tháng 2 năm 1998. Những năm tháng đầu tiên, nhân sự của khoa được tận dụng từ các chị hộ lý, căn tin…Qua thời gian, Khoa Dinh dưỡng của bệnh viện đã phát triển hơn nhiều với tổng số nhân sự tăng lên gấp nhiều lần so với ngày đầu thành lập khoa và trình độ chuyên môn cũng được đào tạo nâng cao hơn.
– Khoa Dinh dưỡng đã có những đóng góp nhất định trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, với số lượng tư vấn và hội chẩn ngày càng tăng. Số suất ăn phục vụ cho bệnh nhân nội trú tăng lên rõ rệt qua từng năm, góp phần vào thành tích chung của bệnh viện.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC – NHÂN SỰ
1. Sơ đồ tổ chức khoa
2. Nhân sự
- Khoa Dinh dưỡng gồm 24 nhân sự, do Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Kim Chi làm trưởng khoa.
- Gồm có : Bác sĩ 5 người, Cử nhân DD 1 người, Kỹ sư thực phẩm 4 người, Cao đẳng 3 người…
III. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng
– Dinh dưỡng lâm sàng: khám, tư vấn, điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
– Số lượng bệnh nhân khám dinh dưỡng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước năm 2006 khoảng 100-200 lượt /năm, 2014 > 700 lượt/năm, 2019-nay > 1000 lượt/năm
– Số lượng bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn bệnh lý ngoại trú sau ra viện với số lượng gia tăng 80 ca/ngày
– Tiết chế: cung cấp suất ăn cho bệnh nhân phù hợp bệnh lý và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Số bệnh nhân được cung cấp suất ăn tận giường 200- 300 bệnh nhân ngày, gồm 3-6 bữa/ngày, chế độ dinh dưỡng theo bệnh lý.
– Số chế độ ăn bệnh lí > 10 chế độ ăn bệnh lý khác nhau, ký hiệu theo mã số chế độ ăn do quy định của Bộ Y tế: Đái tháo đường, tim mạch, suy thận trước và sau lọc, gout, béo phì, suy dinh dưỡng, ngoại khoa trước, sau phẫu thuật, nhiễm trùng, bệnh nhân nặng ăn qua ống thông…
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Nhiệm vụ
– Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng.
– Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
– Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong và ngoài viện, được tổ chức định kỳ theo từng tháng.
– Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.
– Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.
– Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
3. Công tác đào tạo
– Đăng ký cho nhân viên tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo để cập nhật thêm chuyên môn về dinh dưỡng.
– Kết hợp cùng phòng hành chánh quản trị tập huấn các lớp bồi dưỡng về an toàn sử dụng gas, an toàn phòng chống cháy nổ.
– Cập nhật dinh dưỡng lâm sàng tại qua các hội thảo dinh dưỡng lâm sàng HosPEN, PENSA, VIETSPEN …
– Học tập an toàn lao động, kiểm soát nhiễm khuẩn do bệnh viện tổ chức
– Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: Tham gia câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường, biên soạn thực đơn, tờ rơi hướng dẫn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú.
– Tham gia hướng dẫn thực hành dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế, giảng dạy cho học viên các đơn vị có yêu cầu: học viên các bệnh viện bạn…
IV. Thế mạnh
– Khám và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời, hiệu quả.
– Vận dụng kiến thức về dinh dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên trong công việc tiết chế, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bệnh nhân.
– Nơi đào tạo, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế cho tuyến trước
V. Xu hướng phát triển
– Tăng chất lượng khám và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân
– Phát triển mạng lưới dinh dưỡng, tiết chế.
– Đẩy mạnh tiết chế, xây dựng các chế độ ăn bệnh lý đa dạng, phù hợp bệnh lý.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc báo ăn qua phần mềm tích hợp trên nền E.Hospital có sẵn của bệnh viện, tiến tới cải tiến phần mềm đánh giá Dinh Dưỡng…
– Kết hợp cùng phòng Điều dưỡng tăng cường kiểm tra định kỳ tại các khoa lâm sàng, đẩy mạnh thương hiệu của khoa Dinh dưỡng, mang Dinh dưỡng tiếp cận đến người bệnh đơn giản nhất có thể, đồng thời lấy số liệu trong những lần kiểm tra làm tư liệu cho việc nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng.
VI. Thời gian phục vụ
– Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h chiều
– Các tua trực luôn phục vụ đầy đủ chế độ ăn cho bệnh nhân nội trú 24/24
– Số liên lạc nội bộ: 144