Phòng Quản Lý Chất Lượng

Trưởng phòng: BS. CKII Lê Hà Xuân Sơn

Phó Trưởng phòng: CN. Bùi Thị Mỹ Trang

Nhân sự
Tổng số nhân sự: 08, trong đó có 01 BS CKII, 01 Bác sĩ, 01 cử nhân Luật, 01 Thạc sĩ Quản trị bệnh viện, 01 Cử nhân Quản trị văn phòng, 02 cử nhân Y tế công cộng, 01 Cao đẳng Thư ký y khoa.
Sơ đồ tổ chức:

Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ
- Phòng Quản lý chất lượng của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:
- Đôn đốc và kiểm tra đánh giá chất lượng của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0, tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện theo thông tư 35/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành.
- Quản lý chất lượng Bệnh viện
- Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý sự cố y khoa
- Hoạt động khảo sát hài lòng, không hài lòng và trải nghiệm người bệnh
- Công tác tiếp công dân
- Nghiên cứu, tham gia các giải thưởng chất lượng phạm vi trong và ngoài nước
- Hoạt động sáng kiến cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu suất khoa/phòng
- Triển khai mô hình tinh gọn 5S
Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng
Phòng QLCL đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Chức năng của phòng không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng y tế mà còn tập trung vào việc định hướng phát triển, hỗ trợ các khoa/phòng nâng cao năng lực quản lý và cải tiến liên tục các hoạt động chuyên môn.
- Tư vấn và tham mưu: Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến lược và kế hoạch nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo bệnh viện luôn tuân thủ các tiêu chuẩn của Bộ Y tế và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu mới.
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng và điều hành hệ thống quản lý chất lượng dựa trên Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, đồng thời không ngừng cập nhật để phù hợp với thực tế.
- Hỗ trợ triển khai: Hướng dẫn và hỗ trợ các khoa/phòng thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý chất lượng, từ xây dựng quy trình, quản lý sự cố đến cải tiến dịch vụ y tế.
- Hỗ trợ triển khai: Hướng dẫn và hỗ trợ các khoa/phòng thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý chất lượng, từ xây dựng quy trình, quản lý sự cố đến cải tiến dịch vụ y tế.
Nhiệm vụ:
Phòng QLCL đảm nhận một loạt nhiệm vụ quan trọng, mang tính tổng hợp và liên ngành, với mục tiêu chính là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đảm bảo sự an toàn, hài lòng của người bệnh.
a) Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng
- Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, bao gồm các nội dung như đánh giá tiêu chí chất lượng, khảo sát hài lòng người bệnh, cũng như các chương trình cải tiến cụ thể. Kế hoạch được trình Ban Giám đốc phê duyệt trước khi triển khai.
- Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, bao gồm các nội dung như đánh giá tiêu chí chất lượng, khảo sát hài lòng người bệnh, cũng như các chương trình cải tiến cụ thể. Kế hoạch được trình Ban Giám đốc phê duyệt trước khi triển khai.
b) Giám sát và đánh giá
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các tiêu chí chất lượng tại từng khoa/phòng.
- Đánh giá định kỳ chất lượng nội bộ, bao gồm việc tuân thủ các quy định, hướng dẫn chuyên môn và các tiêu chuẩn quản lý do Bộ Y tế ban hành.
- Thực hiện báo cáo định kỳ, tổng hợp dữ liệu để phân tích, so sánh và đề xuất giải pháp cải tiến phù hợp.
- Thực hiện báo cáo định kỳ, tổng hợp dữ liệu để phân tích, so sánh và đề xuất giải pháp cải tiến phù hợp.
c) Quản lý sai sót và sự cố y khoa
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý sai sót y khoa, bao gồm phát hiện, phân tích, báo cáo và đề xuất giải pháp khắc phục.
- Phối hợp với các khoa/phòng để giảm thiểu và phòng ngừa tái diễn các sai sót, từ đó nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh.
- Phối hợp với các khoa/phòng để giảm thiểu và phòng ngừa tái diễn các sai sót, từ đó nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh.
d) Khảo sát hài lòng và tiếp nhận phản hồi
- Tiến hành khảo sát định kỳ đối với người bệnh nội trú, ngoại trú để đánh giá mức độ hài lòng và xác định các vấn đề cần cải tiến.
- Thiết lập các kênh tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh của người bệnh và người nhà thông qua hệ thống trực tuyến và các buổi gặp gỡ trực tiếp.
- Phân tích các phản ánh, đề xuất các giải pháp cải thiện dịch vụ và theo dõi kết quả thực hiện.
- Phân tích các phản ánh, đề xuất các giải pháp cải thiện dịch vụ và theo dõi kết quả thực hiện.
e) Hỗ trợ công tác đào tạo và phát triển nhân lực
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về quản lý chất lượng và an toàn người bệnh cho đội ngũ nhân viên y tế.
- Mời các chuyên gia đầu ngành tham gia giảng dạy, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý chất lượng tại bệnh viện.
- Phối hợp với các khoa/phòng để xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng có năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Phối hợp với các khoa/phòng để xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng có năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
f) Hoạt động sáng kiến cải tiến
- Tổ chức thẩm định, xét duyệt các sáng kiến cải tiến cấp cơ sở tại bệnh viện
- Tổng hợp sáng kiến cải tiến, trình Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh công nhận phạm vi ảnh hưởng làm cơ sở bình chọn thi đua khen thưởng tại bệnh viện
- Tổng hợp sáng kiến cải tiến, trình Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh công nhận phạm vi ảnh hưởng làm cơ sở bình chọn thi đua khen thưởng tại bệnh viện
g) Hoạt động đăng ký, tham gia các giải thưởng uy tín trong và ngoài nước
- Rà soát, tìm hiểu các hạng mục của các giải thưởng trong và ngoài nước để nâng cao thương hiệu bệnh viện
- Lựa chọn những giải thưởng có hiệu quả truyền thông cao và chi phí hợp lý để tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc
- Vận động khoa, phòng cùng tham gia đăng ký các sản phẩm dự thi chất lượng
- Vận động khoa, phòng cùng tham gia đăng ký các sản phẩm dự thi chất lượng
h) Đảm bảo an toàn người bệnh
- Xây dựng các chương trình nâng cao an toàn người bệnh, bao gồm quản lý sự cố, đào tạo nhận thức về an toàn và giám sát tuân thủ các quy định về an toàn y khoa.
- Tích hợp an toàn người bệnh vào mọi hoạt động chuyên môn và quản lý của bệnh viện, đảm bảo đây là nền tảng cốt lõi trong công tác quản lý chất lượng.
- Tích hợp an toàn người bệnh vào mọi hoạt động chuyên môn và quản lý của bệnh viện, đảm bảo đây là nền tảng cốt lõi trong công tác quản lý chất lượng.
i) Đánh giá và báo cáo định kỳ
- Định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng tại bệnh viện, bao gồm đánh giá nội bộ và đón các đoàn kiểm tra từ Sở Y tế, Bộ Y tế hoặc các tổ chức bên ngoài.
- Báo cáo đầy đủ và minh bạch các kết quả đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến và nâng cao chất lượng.
- Báo cáo đầy đủ và minh bạch các kết quả đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến và nâng cao chất lượng.
Định hướng phát triển:
Củng cố và phát triển toàn diện phòng QLCL theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, với những hoạt động thiết thực đảm bảo lấy người bệnh làm trung tâm, cải tiến liên tục chất lượng bệnh viện, đáp ứng sự mong đợi của người bệnh và nhân viên y tế.
- Củng cố và phát triển toàn diện phòng QLCL theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, với những hoạt động thiết thực đảm bảo lấy người bệnh làm trung tâm, cải tiến liên tục chất lượng bệnh viện, đáp ứng sự mong đợi của người bệnh và nhân viên y tế.
Thành tích nổi bật
- Tập thể lao động xuất sắc năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023, 2024.
- Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục.
- Bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục.